Đo thời gian giải phóng hàng năm 2015: Thực hiện liên ngành

Đề nghị siết chặt điều kiện nhập khẩu trang thiết bị y tế
February 2, 2015
Kiểm tra sau thông quan năm 2015: Phấn đấu tăng 50%
February 2, 2015

Đo thời gian giải phóng hàng năm 2015: Thực hiện liên ngành

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 91/QĐ-BTC ngày 21/01/2015 thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2015.  

 

Đây là khác biệt lớn so với cuộc đo thời gian giải phóng hàng năm 2014, vốn được thực hiện trong phạm vi ngành Hải quan.

 

Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện đo thời gian giải phóng hàng năm 2015 gồm  Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Tài chính và các thành viên đến từ nhiều Bộ, ngành gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan.

 

Năm 2014, Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan tổ chức đo thời gian giải phóng hàng. Kết quả cho thấy, thời gian xử lý của cơ quan hải quan chỉ chiếm khoảng 28% tổng thời gian giải phóng hàng, 72% còn lại là thời gian tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa.

 

Chính vì vậy, cần thực hiện một cuộc đo quy mô hơn, với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ, ngành nhằm đánh giá tổng quan về thời gian giải phóng hàng, phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan (chiếm bao nhiêu %) trong tổng thời gian làm thủ tục giải phóng hàng hóa.

 

Trước thực tế đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và được phê duyệt chủ trì tổ chức thực hiện cuộc đo năm 2015.

 

Theo kế hoạch tổng thể đo thời gian giải phóng hàng hóa XNK năm 2015 mà Bộ Tài chính đã dự thảo, tất cả các bên liên quan đều được hưởng lợi từ cuộc đo.

 

Đối với quốc gia, Chính phủ có thêm công cụ chỉ đạo điều hành từ đó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại, đầu tư, đồng thời kiểm soát tốt hơn hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động XNK.

 

Với nhà NK, XK, tính toán trước thời gian vận chuyển hàng hóa qua biên giới, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực.

 

Với cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành, có thể sử dụng kết quả đo cho nhiều hoạt động như: Đề xuất xây dựng, sửa đổi quy định pháp luật; đơn giản, hài hóa các thủ tục; tự động hóa quy trình thủ tục; cải tổ cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực tối ưu; thực hiện liêm chính; kiểm soát thực thi pháp luật; cải thiện tính minh bạch…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *