Bộ Công Thương ban hành Thông tư về việc thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN

Thụy Sỹ cần nhập hàng nông sản từ Việt Nam
July 9, 2015
Ban hành danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương đã chuẩn hóa về nội dung
August 31, 2015

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về việc thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN

Với mục tiêu giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Nội dung của Thông tư tập trung vào các quy định thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giữa các nước thành viên Bản ghi nhớ về dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ mà Việt Nam tham gia bao gồm: Lào, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. Một số điểm quan trọng được quy định trong Thông tư này như sau:

– Về khái niệm: Điều 3 Thông tư đưa ra khái niệm mới: “Tự chứng nhận xứ hàng hóa” là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D.

– Về đối tượng và tiêu chí lựa chọn:

Theo quy định của Bản ghi nhớ, Bộ Công Thương xác định các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ:

(i) Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất;

(ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai (02) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

(iii) Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ;

(iv) Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

– Thương nhân đáp ứng các tiêu chí trên sẽ tiến hành nộp hồ sơ để Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cấp Văn bản chấp thuận với mã số tự chứng nhận riêng và danh sách các mặt hàng thương nhân được tự chứng nhận. Văn bản chấp thuận có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian hiệu lực của Văn bản chấp thuận, trừ trường hợp có hành vi vi phạm.

– Thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ vẫn có thể xin cấp C/O mẫu D thông thường, nếu muốn.

– Về trách nhiệm của thương nhân được cấp Văn bản chấp thuận: Thương nhân phải tuân thủ đúng trách nhiệm được quy định tại Điều 11 của Thông tư để tránh bị thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ.

Bộ Công Thương thông báo các thương nhân và các cơ quan, tổ chức có liên quan được biết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *