Bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hải quan

Phạt tiền từ 1 – 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận đối với tổ chức
December 13, 2013
Xuất nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép bị phạt đến 60 triệu đồng
December 16, 2013

Bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hải quan

Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực vào ngày 15/12/2013 có những quy định mới về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực Hải quan.

Tăng thẩm quyền phạt tiền

 

 

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Xử lý VPHC, Nghị định 127 bổ sung Điều 18 quy định về thẩm quyền lập biên bản VPHC. Đây là quy định mới của Luật Xử lý VPHC và Nghị định 127, làm cơ sở xác định những người có thẩm quyền lập biên bản trong lĩnh vực hải quan, tránh sự lạm dụng, tuỳ tiện.

Về thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan (Điều 19) cơ bản vẫn gồm các chức danh đã được quy định tại Pháp lệnh Xử lý VPHC, tuy nhiên có một số điểm mới, bao gồm:

– Bổ sung các chức danh có thẩm quyền xử phạt: Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chông buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.

– Sửa đổi tên gọi của một số chức danh, cụ thể:

+ “Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan” đổi thành “Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan”.

+ “ Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ” đổi thành “Công chức Hải quan đang thi hành công vụ”.

– Bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan.

– Tăng thẩm quyền phạt tiền của tất cả các chức danh có thẩm quyền xử phạt so với quy định của Nghị định 97/2007/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP), như: Trước đây Chi cục trưởng chỉ được xử phạt đến 20 triệu đồng, nhưng nay được xử phạt đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và 50 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định 127 quy định giới hạn giá trị tang vật tịch thu mà những người có thẩm quyền tịch thu được quyền tịch thu, trừ thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Theo đó, những người có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm chỉ được tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định cho chức danh đó. Ví dụ: Cục trưởng Cục Hải quan được phạt tiền đối với tổ chức đến 100 triệu đồng thì chỉ được tịch thu tang vật vi phạm đến 100 triệu đồng.

Giao quyền xử phạt cho các chức danh có thẩm quyền

Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý VPHC, Điều 20 Nghị định 127 thay đổi quy định từ việc uỷ quyền xử phạt thành giao quyền xử phạt đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt.

Về cơ bản, việc giao quyền xử phạt vẫn được quy định như việc uỷ quyền xử phạt trong Pháp lệnh Xử lý VPHC. Ngoài ra, để phù hợp với đặc thù của ngành Hải quan, Điều 20 quy định việc giao quyền xử phạt được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan.

Một điểm khác nữa của Nghị định 127 so với Nghị định 97 là không quy định thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt mà quy định dẫn chiếu sang Luật Xử lý VPHC trên cơ sở nguyên tắc xây dựng văn bản của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *