Xuất nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép bị phạt đến 60 triệu đồng

Bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hải quan
December 16, 2013
Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 20 tỉ đô la
December 24, 2013

Xuất nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép bị phạt đến 60 triệu đồng

Có thể bị phạt đến 60 triệu đồng đối với hành vi xuất nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép là quy định tại Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.  

Về cơ bản điều này vẫn giữ nguyên các hành vi vi phạm về chính sách quản lý hàng hoá XNK như quy định tại Điều 16 Nghị định 97/2007/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 mục 10 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung và loại bỏ một số hành vi.

Cụ thể, bổ sung 02 hành vi vi phạm tại điểm a và e mục 5 Điều 14:

 

Tạm nhập tái xuất (TNTX) hàng hóa kinh doanh TNTX thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép, thuộc danh mục cấm kinh doanh TNTX hoặc tạm ngừng kinh doanh TNTX;

– Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Tại điểm d, mục 4 Điều 16 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP đã được bổ sung tại mục 10 Điều 1 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP quy định: “Nhập khẩu hàng thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu” thì hành vi này được định danh tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP là “Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép” để thống nhất với quy định về thủ tục hải quan.

 

Hành vi “Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam” “Xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ” quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP bị loại bỏ để xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, tránh trùng lặp.

 

Nội dung “Nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật, hệ sinh thái thì xử phạt theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” quy định tại khoản mục 10 Điều 1 Nghị định 18/2009/NĐ-CP bị loại bỏ vì đây là nội dung dẫn chiếu, không cần thiết phải quy định tại Nghị định 127 do đã có khoản 3 Điều 1 Nghị định điều chỉnh vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *