Chi tiết các mức và hình thức xử phạt vi phạm hành chính hải quan

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu qua Cơ chế một cửa quốc gia
June 14, 2016
Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính hải quan có hiệu lực từ 01/8/2016
June 14, 2016

Chi tiết các mức và hình thức xử phạt vi phạm hành chính hải quan

Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có quy định chi tiết các mức, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

 

Các mức xử phạt, hình thức xử phạt

Cụ thể, phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK).

Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng với các hành vi sau: Không bố trí người, phương tiện thực hiện công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lí do xác đáng; vi phạm quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách; và không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.

Phạt tiền từ 4 – 10 triệu đồng với các hành vi: Không xuất trình hàng hóa đang chịu giám sát hải quan, đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ… liên quan đến hàng hóa XNK, phương tiện XC khi được yêu cầu.

Hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra với chưa kiểm tra hải quan bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng thực tế hàng hóa XNK để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm; sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan; truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm… là những hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng liên quan

Nghị định cũng quy định thầm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan của Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát Biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát Biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát Biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát Biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát Biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển.

Một số nội dung mới của Nghị định 45 đó là thêm thẩm quyền xử phạt của các lực lượng liên quan như: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

Trong đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1 triệu đồng đối với tổ chức.

Trạm trưởng, Đội trưởng Biên phòng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2,5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với tổ chức.

Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với tổ chức.

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Cảnh sát viên Cảnh sát Biển đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1,5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3 triệu đồng đối với tổ chức.

Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát Biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10 đồng đối với tổ chức.

Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10 triệu đồng với cá nhân; phạt tiền đến 20 triệu đồng với tổ chức.

Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50 triệu đồng với tổ chức; tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100 triệu đồng với tổ chức; tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 200 triệu đồng với tổ chức; tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *